CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----&----
QUY TRÌNH
SỬ DỤNG AN TOÀN PALĂNG ĐIỆN.
1. Kiểm tra kỹ thuật trước khi làm việc:
- Kiểm tra ray và các liên kết của ray với sàn hay đà thao tác.
- Kiểm tra các bánh xe của Palăng và sự liên kết với ray.
- Kiểm tra các bulông lắp ghép Palăng với cụm bánh xe di chuyển.
- Kiểm tra tời cũng như môtơ dẫn động, móc, hạn chế móc.
- Kiểm tra và xiết chặt, điều chỉnh nếu cần hệ thống các tiếp điểm hở, hệ thống dây nguồn và kiểm tra dây, hộp điều khiển.
- Sau khi kiểm tra và xiết chặt, điều chỉnh ( nếu có ), thử hoạt động của các cơ cấu nâng, di chuyển, các công tắc hạn chế móc...
- Xem xét nếu đạt yêu cầu thì cho Palăng ra hoạt động.
2. Sử dụng an toàn Palăng trong khi làm việc:
- Khi thực hiện thao tác nâng tải, phải từ từ, không giật cục tránh gây ra momen động lớn.
- Không được thay đổi chiều chuyển động đột ngột.
- Khi móc tải cần chú ý cân bằng, từ từ cân bằng dây cáp móc tải rồi mới nâng vật lên.
- Phải biết rõ trọng lượng tải nâng để tránh gây quá tải.
- Khi di chuyển phải phải đặt cao hơn chướng ngại ít nhất 0,5m.
- Thường xuyên kiểm tra móc tải, cáp, nhất là cơ cấu hạn chế móc và cơ cấu di chuyển của Palăng.
- Không được vận hành Palăng điện khi điện áp sụt hơn 10%.
Cấm: + Nâng vật vượt quá tải trọng cho phép.
+ Nâng vật khi bị vật khá đè lên hoặc dính với nền đất.
+ Người không có trách nhiệm vào điều khiển Palăng điện.
+ Người đứng trong tầm hoạt động của thiết bị khi thiết bị đang làm việc, di chuyển.
+ Vận hành Palămg khi phát hiện có hiện tượng lạ.
- Palăng điện phải được đăng ký sử dụng với cơ quan chức năng quản lý của Nhà nước.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----&-----
QUY TRÌNH
BẢO DƯỠNG PALĂNG ĐIỆN
A/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT:
Bảo dưỡng kỹ thuật ( BDKT ) nhằm kéo dài tuổi thọ chi tiết, hạn chế những hư hỏng đột xuất, bảo đảm an toàn thiết bị, an toàn lao động cho con người và hàng hoá, góp phần nâng cao năng suất thiết bị và giảm giá thành xếp dỡ.
B/ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT:
BDKT được phân làm 4 cấp:
- Bảo dưỡng ngày ( Thường xuyên )
- BDKT Cấp I: Thường sau 150 giờ hoạt động.
- BDKT Cấp II: Thường sau 300 giờ hoạt động.
- BDKT Cấp III: Thường sau 1500 giờ hoạt động
1- Bảo dưỡng hàng ngày:
Phần công việc hàng ngày phải làm cả trước và sau ngày hoạt động
Nội dung:
- Kiểm tra sơ bộ bằng mắt thường, kiểm tra xiết chặt các chi tiết từ dầm treo, gối đỡ bánh xe di chuyển, khung, bulông tời, tủ điện, môtơ... đến xích tải, móc, hộp điều khiển, xem xét để chuẩn bị công tác thử hoạt động tiếp theo.
- Sau ca hoặc ngày hoạt động người vận hành phải ghi chép diễn biến hoạt động vào sổ hoặc nhật trình máy.
2- Bảo dưỡng kỹ thuật Cấp I:
- Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp cho Palăng ( chú ý nhất là các Palăng thường hoạt động trong môi trường bụi ). Tiến hành kiể tra bôi trơn các ổ bi, gối đỡ, puli móc, kiểm tra xem nhớt trong hộp giảm tốc.
- Kiểm tra hệ thống điện từ hộp cầu dao tổng đến đường dây điện nguồn có bảo đảm không? bị kẹt hay hư hỏng gì không ?
- Kiểm tra tủ điện các mối nối, lắp ráp, các khởi động từ, các đồng hồ xem có chắc chắn chưa để xiết chặt lại, kiểm tra các tiếp điểm hở bên ngoài và chú ý không để vướng mắc hay có sự cố gì ? Kiểm tra các công tắc hạn chế hành trình kỹ càng.
- Kiểm tra xiết chặt các bulông của dầm treo, của Palăng, của bánh xe, của tời, của môtơ...
- Kiểm tra xích tải, móc chốt và khóa móc xem xét để phân loại chúng nếu cần.
- Thực hiện các công việc trên nhanh chóng khoảng 3-5 giờ sau đó thử hoạt động của Palăng thấy êm dịu, nhẹ nhàng là được.
3- Bảo dưỡng kỹ thuật Cấp II:
BDKT Cấp II là bao gồm cả công tác BDKT Cấp I và tiến hành một cách kỹ lưỡng hơn, sau đó tiến hành công tác kiểm nghiệm Palăng để đảm bảo cho sự hoạt động của chúng.
Về công tác bôi trơn: Vệ sinh sạch sẽ Palăng, kiểm tra dầu nhớt, hộp giảm tốc nếu dơ bẩn thì thay. Bôi trơn bộ truyền hở, bôi trơn bôi mỡ vào tất cả các ổ bi, ắc, trục...
Về công tác kiiểm nghiệm:
Sau khi tiến hành kiểm tra xiết chặt, điều chỉnh có sửa chửa phục hồi thay thế các cụm chi tiết trên Palăng từ hệ điện đến hệ cơ xong. Tiến hành công tác kiểm nghiệm điều chỉnh để chúng hoạt động phù hợp với tính năng kỹ thuật của chúng.
Công tác kiểm nghiệm cần chú trọng các nội dung sau:
+ Kiểm nghiệm độ nhạy, độ chính xác của đồng hồ điện, đèn chỉ báo, các công tắc an toàn, công tắc hạn chế hành trình.
+ Kiểm nghiệm hoạt động của phanh điện từ êm dịu và ổn định chưa ?
+ Kiểm nghiệm cả sức bền của xích cũng như toàn bộ hệ thống dầm treo...
+ Kiểm nghiệm sự ăn khớp của hoạt động các bộ truyền.
Sau khi kiểm nghiệm xong Palăng phải hoạt động êm, dễ dàng, đảm bảo hoạt động với tải trọng tối đa.
4- Bảo dưỡng kỹ thuật Cấp III:
Thường nội dung này đươc thực hiện với kế hoạch trung đại tu Palăng. BDKT Cấp III bao gồm các công việc BDKT Cấp II và làm kỹ càng hơn.
Tháo toàn bộ Palăng để kiểm tra từ mòn, ôvan, cổ góp động cơ, hệ thống má vít, hệ thống thanh dẫn... đến hộp điiều kiển, từ các ổ bi, bánh răng, cốt số... đến độ mòn bánh xích, xích tải... để phân loại, phục hồi và sửa chửa.
Sau khi tổng kiểm tra và sửa chửa xong có thể sơn lại toàn bộ rồi đưa ra kiểm nghiệm điều chỉnh lại phù hợp với tính năng kỹ thuật của Palăng.